Giá trị tuyệt vời của cảnh quan xanh trong xu hướng kiến trúc mới

03 Th09, 2020 - Xem: 1943

Hiện tại và cả tương lai, giá trị của cảnh quan xanh sẽ ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc mới. Những ngôi nhà ngập tràn các mảng xanh tươi mát mang tới không gian sống trong lành, đầy áp hơi thở thiên nhiên từ đó kiến tạo cuộc sống bền vững cho con người, giúp chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Ngay sau đây, xin mời bạn cùng Pr Việt tìm hiểu xem, cảnh quan xanh trong xu hướng kiến trúc mới mang lại cho chúng ta những giá trị tuyệt vời gì.

Cảnh quan xanh giúp bảo vệ môi trường sống

Hiện nay, nhu cầu sống xanh, an toàn và lành mạnh là xu hướng tất yếu, đặc biệt là ở những thành phố lớn đất chật người đông và có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng mặt.

Không gian kiến trúc trong lành, thân thiện với thiên nhiên
Không gian kiến trúc trong lành, thân thiện với thiên nhiên. Ảnh: Internet

Cây xanh vốn đã được biết đến với vai trò bảo vệ môi trường từ ngàn xưa đến nay. Những tán lá cây xanh tươi tạo độ che phủ nhất định sẽ giúp cản bụi, lọc khí, hạn chế mưa to gió lớn. Bộ rẽ của nó lan rộng, bám sâu vào lòng đất có tác dụng chống xói mòn, giữ đất.

Bạn có biết rằng, thiết kế cảnh quan xanh chính là kiến tạo không gian sống bền vững. Chỉ một hàng rào cây xanh bao quanh ngôi nhà của bạn có thể giảm đến 85% chất chì trong không khí. Một hàng cây xanh tốt, rộng 30m cũng có thể hấp thụ hầu như toàn bộ bụi, khí độc và sóng từ có hại cho con người.

Cảnh quan xanh trong thiết kế kiến trúc khu đô thị có thể giảm từ 40 – 45% cường độ bức xạ và hấp thụ từ 70 – 75% năng lượng mặt trời. Một con số “khủng” đáng kinh ngạc hơn nữa là 1 hecta cây xanh có thể lọc từ 50 – 70 tấn bụi/năm.

Cây xanh chính là chiếc điều hòa tự nhiên hoàn hảo, những tán cây tạo độ che phủ, trong quá trình chúng hô hấp sẽ nhả ra hơi nước giúp cân bằng độ ẩm không khí, điều hòa nhiệt độ ở các khu vực khắc nghiệt.

Cảnh quan xanh góp phần làm đẹp kiến trúc

Thiết kế cảnh quan trong xu hướng kiến trúc mới bao gồm nhiều yếu tố, cây xanh chính là thành phần chủ chốt, không thể nào thiếu. Không chỉ có tác dụng cung cấp oxi, hấp thụ khói bụi ô nhiễm,  sử dụng cây xanh, cảnh quan như khoác lên một lớp áo hoàn mỹ nhất.

Một lớp áo có sự sống, luôn chuyển động, đổi thay theo từng ngày cả về hình dáng, kích thước và màu sắc. Khi cây ra hoa, kết trái hay được cắt tỉa theo những tạo hình đẹp và thu hút sẽ mang đến bộ mặt hoàn toàn mới, sinh động và trong lành.

Tạo không gian thư giãn ngoài trời tuyệt vời với cây xanh và bàn ghế sân vườn cao cấp
Tạo không gian thư giãn ngoài trời tuyệt vời với cây xanh và bàn ghế sân vườn cao cấp. Ảnh: Internet

Để tạo sự da dạng, mới lạ cho không gian cảnh quan bên ngoài ngôi nhà chúng ta có thể sử dụng hàng trăm loài thực vật để đưa vào thiết kế. Mỗi loài mang vẻ đẹp khác nhau và có vai trò nhất định trong cảnh quan kiến trúc: cây làm nền, cây tạo điểm nhấn,… tất cả đều mang giá trị thẩm mỹ cao, tô điểm cho ngôi nhà hay kiến trúc đô thị.

Giá trị phong thủy của cây xanh trong thiết kế cảnh quan

Theo quan niệm phong thủy của người phương Đông, cây xanh cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi loại cây mang trong mình ý nghĩa tốt – xấu khác nhau. Lựa chọn các loại cây hợp phong thủy để thiết kế trang trí cảnh quan sân vườn cho nhà ở có thể giúp chủ nhà phát tài phát lộc, gặp nhiều điều may, sức khỏe dồi dào,

Đưa không gian xanh vào thiết kế kiến trúc
Đưa không gian xanh vào thiết kế kiến trúc. Ảnh: Internet

Nhưng ngược lại, nếu chọn cây không đúng, trồng các loại cây có ý nghĩa phong thủy xấu sẽ mang đến những điều xui xẻo cho gia đình.

Về giá trị phong thủy của cây xanh thường chỉ được quan tâm và áp dụng đối với các dự án nhỏ như biệt thự, nhà hàng, khách sạn hoặc nơi làm việc,…  nhiều hơn là các công trình công cộng, quy mô lớn.

Tạo dựng một không gian sống xanh, chan hòa với tự nhiên sẽ giúp cư dân tái tạo nguồn năng lượng sống tích cực sau những bộn bề, lo toan cuộc sống. Sử dụng cây xanh trong thiết kế cảnh quan chính là lựa chọn tinh tế và mang đến nhiều giá trị thiết thực cho ngôi nhà của bạn mà không có bất cứ vật liệu nào có thể thay thế.