Phong cách kiến trúc là hình thức thể hiện luôn gắn liền với những đặc điểm, cá tính riêng. Mỗi phong cách chứa đựng sự khác biệt, ấn tượng với những tính chất riêng tạo nên sức hấp dẫn khác nhau. Cụ thể.
Phong cách này ra đời từ và chính thức được ghi nhận vào khoảng cuối thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 19. Kiến trúc hiện đại được biết đến và được yêu thích trên toàn thế giới với lối thiết kế đơn giản, tự do trong cách bố trí mặt bằng, bỏ qua các quy tắc đối xứng và luôn hướng tới sự tối giản trong hình khối và cả cách sử dụng màu sắc.
Nhà kiểu hiện đại. Ảnh: Internet
Lựa chọn màu sắc mới mẻ, độc đáo nhưng không kém phần sang trọng, hoàn toàn không bị gò bó bởi những quy luật cứng nhắc. Cho nên, các mẫu thiết kế kiến trúc theo phong cách hiện đại không bao giờ lỗi mốt, là xu hướng kiến trúc được săn đón mọi thời đại.
Các vật liệu được sử dụng cũng không quá cầu kỳ đều là những vật liệu quen thuộc của ngành công nghiệp hiện đại như: bê tông, kính, kim loại, hợp kim,…
Màu sắc và chất liệu luôn luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời để các KTS cho ra những “tuyệt tác” với phong cách kiến trúc hiện đại này.
Một trong những xu hướng thiết kế kiến trúc và nội thất được yêu thích nhất hiện nay, hưởng ứng trào lưu “hướng về cội nguồn” của nhiều người con đất Việt. Kiến trúc truyền thống Việt Nam có sự đơn giản và khiêm tốn thể hiện tính dân tộc đậm đà, nét đẹp tâm hồn bình dị, thanh cao của con người Việt Nam.
Nhà ở kiến trúc kiểu xưa. Ảnh: Internet
Đa phần các công trình kiến trúc nhà ở thiết kế theo phong cách này đều đề cao tính hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên đúng với đặc trưng văn hóa và sinh hoạt của cư dân thuộc nền văn minh lúa nước.
Những thiết kế kiến trúc truyền thống Việt Nam mỗi chi tiết từ nhỏ đến lớn đều được tạo tác mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ngay cả cách sử dụng màu sắc cũng vậy. Các tông màu như màu nâu gỗ, nâu đất, màu đỏ gạch,…được ưa chuộng, thể hiện sự trang nghiêm, chân thực và không kém phần sinh động cho ngôi nhà.
Sự kết hợp độc đáo giữa phong cách truyền thống và hiện đại. Ảnh: Internet
Là công trình theo hướng “nhìn về quá khứ” nên cũng ưu tiên sử dụng các loại vật liệu địa phương có nguồn gốc tự nhiên như: gỗ, gạch nung, ngói đỏ,…. nhằm mục đích tăng thêm tính truyền thống.
Có lẽ, xu hướng thiết kế kiến trúc nhà vườn là loại hình áp dụng phong cách truyền thống này nhiều nhất, thường xuyên nhất. Kiến trúc truyền thống kết hợp với các yếu tố hiện đại vừa có nét gần gũi, thân thiện vừa có sự sang trọng, thời thượng.
Những ngôi nhà cấp 4, nhà vườn sử dụng mái ngói truyền thống bao quanh là khoảng sân vườn tươi mát với hàng rào bao quanh rất giàu tính thẩm mỹ.
Pháp được xem là cái nôi lưu giữ hoàn hảo các phong cách kiến trúc cổ điển. Kiến trúc pháp nói chung đều mang hơi hướng thần thoại Hy Lạp với vẻ đẹp sang trọng, uy nghi và nét cổ điển đặc trưng.
Phong cách kiến trúc này theo chân thực dân pháp xâm nhập vào nước ta từ nửa cuối thế kỷ 19. Với thời gian chịu sự đô hộ hơn một thế kỷ ảnh hưởng từ kiến trúc đến phong cách kiến trúc và nội thất nhà ở là điều không thể nào tránh khỏi.
Thiết kế biệt thự kiểu Pháp. Ảnh: Internet
Đặc điểm nổi bật nhất của kiến trúc nhà ở kiểu pháp là những khối bê tông, các chi tiết mái vòm tinh tế, những đường phào chỉ đơn giản được ghép nối một cách nghệ thuật. Các công trình toát lên sự sang trọng, đẳng cấp và cảm giác rất quý tộc.
Ngày nay, các công trình kiến trúc nhà đẹp theo phong cách Pháp đã và đang trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều gia đình. Những thiết kế mang hơi hướng tân cổ điển nhưng được phát triển theo văn hóa Pháp, được đổi mới để phù hợp với cuộc sống của thời đại mới.
Biệt thự lộng lẫy và xa hoa với phong cách Pháp cổ. Ảnh: Internet
Xu hướng thiết kế nhà ở, biệt thự kiểu Pháp hiện nay có sự giản lược tối đa những chi tiết rườm rà, tiết chế các hoa văn nhưng độ sang trọng, tiện nghi và quý phái không hề giảm. Nó tạo nên những không gian sống thoải mái và đẹp đến từng centimet.
Ngay từ khi xuất hiện vào năm 1970, Hi-tech đã trở thành trào lưu kiến trúc có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Khi ra đời, người ta dự đoán rằng, phong cách này chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm 70 – 80 cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Thế nhưng, nền kiến trúc Hi-tech chính thống và những đột biến của nó vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ 21 và cho đến hiện nay.
Kiến trúc Hi- tech không chạy theo những quy tắc về tổ hợp hình khối. Nó chú trọng đến công năng, loại bỏ trang trí và ứng dụng các thành tựu vượt bậc của các ngành khoa học kỹ thuật.
Công trình kiến trúc ĐẸP – ĐỘC – CHẤT với thiết kế kiểu Hi-tech. Ảnh: Internet
Cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ, tính ưu việt của kết cấu và vật liệu mới đã mang đến cảm hứng sáng tạo mới cho các KTS. Những cấu trúc, vật liệu mới được trình diễn một cách độc đáo để ca ngợi sức mạnh của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của nền kinh tế tạo nên những công trình trở thành biểu tượng của sự tiến bộ xã hội.
Đó là lý do vì sao phong cách này lại cực kỳ được ưa chuộng với các công trình kiến trúc văn phòng, trụ sở làm việc của các Tập đoàn, công ty lớn về công nghệ,…
Đặc trưng của phong cách Hi-tech là chọn vật liệu cao cấp và khai thác tối đa giá trị của chúng, đặc biệt là các loại vật liệu của ngành công nghệ mới như: thép không gỉ, kính chịu lực, gốm chịu lửa, keo dán silicone,…
Các kiến trúc sư tài năng đều nhận định rằng, phong cách công nghiệp chính là biểu tượng cho sự hoàn hảo trong nét không hoàn hảo. Phong cách này khiến bao người mê mẩn bởi sự thô sơ nguyên bản, một vẻ đẹp vừa gần gũi vừa gai góc.
Giờ đây, không quá khó để bạn tìm thấy một công trình đậm chất Industrial từ nhà phố, biệt thự cho đến quán cafe, nhà hàng, homestay,…
Ngôi nhà 2 tầng độc đáo với vẻ đẹp hoang sơ. Ảnh: Internet
Dấu hiệu nhận biết của phong cách thiết kế kiến trúc này là không gian mở tuyệt vời, thiết kế trần cao, cửa sổ thông tầng độc đáo, những bước tầng “trần trụi” bằng gạch hay bê tông. Đặc biệt, bên trong mỗi công trình bạn sẽ thấy nét “công nghiệp” được giữ nguyên với những đường ống lộ thiên, sàn bê tông và các vật liệu được giữ nguyên bản sắc của mình.
Tận hưởng không gian sống mới độc đáo và cá tính với phong cách Industrial. Ảnh: Internet
Industrial Style coi trọng các màu trung tính để toát lên vẻ đẹp cứng cáp vừa đơn sơ, mộc mạc vừa xen lẫn sự độc đáo, thú vị. Ngoài các tông màu như đen, xám, nâu gỗ hay trắng,… các vị chủ nhà cũng có thể tạo sự phá cách với những gam màu ấm áp hơn nhưng không được quá lạm dụng.
Trong 5 phong cách này bạn yêu thích kiểu nào? Nếu muốn được tư vấn kỹ càng hơn cho từng phong cách hãy để lại câu hỏi, yêu cầu của bạn dưới phần bình luận. Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất.